Trang chủ / Thông tin sức khỏe / 4 tác hại từ việc tiêu thụ nước cốt dừa quá mức, có thể bạn chưa biết?

4 tác hại từ việc tiêu thụ nước cốt dừa quá mức, có thể bạn chưa biết?


Nước cốt dừa được xem là một trong vô số đặc sản không thể thiếu trong một số món ăn Việt Nam. Tuy nhiên, trong nước cốt dừa lại tồn tại một số tác hại mà chúng ta vẫn thường phớt lờ và không quan tâm.


Vậy bạn đã biết được 4 tác hại từ việc tiêu thụ nước cốt dừa quá mức chưa, nếu chưa hãy cùng chúng tôi khám phá ngay nhé!

Tác hại của nước cốt dừa khi tiêu thụ quá mức

Ảnh hưởng đến mức cholesterol

Ảnh hưởng đến mức cholesterol

Theo bác sĩ Đào Thị Yến Phi, Trung tâm Đào tạo Cán bộ Y tế TP.HCM, nhiều món ăn miền Nam như bánh tằm bì, bánh xèo, bánh khọt, chè xôi, bánh ít, bánh nếp... sử dụng nước cốt dừa. Đây là loại chất béo thực vật có hàm lượng acid béo no rất cao.


Do đó, mặc dù nước cốt dừa không chứa cholesterol, nó có thể kích thích sự tổng hợp cholesterol nội sinh, đặc biệt là các dạng không có lợi cho sức khỏe như LDL. Việc giảm tiêu thụ nước cốt dừa có thể góp phần giảm nguy cơ béo phì, rối loạn lipid máu, hội chứng chuyển hóa, và tiểu đường type 2…

Dễ gây tăng cân

Dễ tăng cân

Nước cốt dừa chứa nhiều calo từ chất béo, và nếu tiêu thụ quá nhiều, có thể gây tăng cân.Vì thế một số vị bác sĩ khuyên rằng, khi đang trong quá trình giảm cân hoặc tăng cơ, người dùng không nên sử dụng quá nhiều nước cốt dừa. Nếu có hãy sử dụng một liều lượng phù hợp và nhất định. 


Dễ gây tiêu chảy

Dễ gây tiêu chảy

Mặc dù nước cốt dừa là một món ăn thuần tự nhiên, chiết xuất từ thực vật. Tuy nhiên với một số người có thể không tiêu hóa nước cốt dừa tốt, dẫn đến tiêu chảy hoặc rối loạn dạ dày hoặc hội chứng ruột kích thích. 

Ảnh hưởng đường huyết

Ảnh hưởng đường huyết

Nước cốt dừa tự nhiên có đường, do đó, nếu bạn có vấn đề về đường huyết hoặc đang kiểm soát lượng đường tiêu thụ, cần cân nhắc. Vì vậy, một số bác sĩ khuyên rằng đối với những bệnh nhân mắc chứng tiểu đường hoặc đường huyết cao không nên sử dụng nước cốt dừa mà thay bằng những thực phẩm có lượng đường thấp hơn.

Một số lời khuyên khi ăn nước cốt dừa

Không nên ăn với các món chứa nhiều khói

Không nên ăn với các món chứa nhiều khói

Một hạn chế khác trong thói quen ẩm thực của người Nam bộ là thường nướng thực phẩm trực tiếp qua lửa từ than, củi hoặc rơm. Điều này tạo ra nhiều khói chứa các hợp chất có oxy gốc lưu huỳnh, ni-tơ... 


Đây là những chất oxy hóa mạnh, có thể gây hại cho tế bào và tạo tổn thương tiền ung thư. Các chất này cũng có trong thực phẩm nướng, đặc biệt là thịt.


Để khắc phục, bác sĩ Yến Phi khuyên nên tránh để thức ăn tiếp xúc trực tiếp với lửa bằng cách sử dụng các loại vỉ nướng hoặc giấy bạc. Thời gian chế biến, nhiệt độ nướng nên ở mức vừa phải.

Không nên ăn với các món quá mặn

Không nên ăn với các món quá mặn

Nhiều món đặc sản Nam bộ khá mặn như bún mắm, mắm thái ăn với thịt luộc, mắm kho, mắm chưng trứng... Việc có quá nhiều muối trong các món ăn này có thể gây hại cho sức khỏe, đặc biệt là đối với những người có cao huyết áp, bệnh tim mạch, gan và thận. Để khắc phục, nên giảm tiêu thụ muối và chọn uống các loại đồ uống mát có tác dụng lợi tiểu như trà xả, nước mía, và trà cúc để giúp loại bỏ natri dư thừa.


Bác sĩ Yến Phi cho rằng, ưu điểm lớn nhất của ẩm thực Nam bộ là sự đa dạng - một tiêu chuẩn vàng trong dinh dưỡng. Các món ăn truyền thống như lẩu mắm, cá lóc nướng trui, bánh xèo, bánh khọt... thường là sự kết hợp của rất nhiều nguyên liệu, chỉ tính riêng một đĩa rau dùng trong món bún mắm hoặc bánh tráng cuốn thịt heo đã có trên 20 loại. Sự đa dạng này đảm bảo người dân Nam bộ nhận được đầy đủ các dưỡng chất cần thiết.