5 PHƯƠNG PHÁP CẢI THIỆN SỨC KHỎE TINH THẦN
Theo Thứ trưởng Bộ Y tế - GS.TS. Trần Văn Thuấn (2022), 14,9% dân số Việt Nam, tương đương 15 triệu người, mắc 10 rối loạn tâm thần thường gặp, với trầm cảm và lo âu đứng đầu [1]. Bên cạnh sức khỏe thể chất, sức khỏe tinh thần là yếu tố quan trọng trong đời sống của mỗi người. Thế nhưng tỷ lệ người dân mắc các bệnh về tâm thần ngày càng gia tăng. Vậy chúng ta có thể làm gì để giữ gìn sức khỏe toàn diện?
Sức khỏe tinh thần là gì?
Theo định nghĩa của WHO, sức khỏe tinh thần là “trạng thái khỏe mạnh về tinh thần giúp con người có thể đương đầu với những căng thẳng trong cuộc sống, phát huy được khả năng của mình, học tập tốt, làm việc tốt và đóng góp cho cộng đồng.” [2]
Như vậy, một tinh thần tốt giúp chúng ta giữ đầu óc tỉnh táo, gắn kết bền chặt với các mối quan hệ xung quanh.
Không giống với suy nghĩ nhiều người rằng bệnh tâm thần là bệnh điên. Bệnh lý về tinh thần là một phổ rộng với nhiều căn bệnh và triệu chứng khác nhau; phổ biến như căng thẳng kéo dài, rối loạn lo âu hoặc trầm cảm, …
Tầm quan trọng của sức khỏe tinh thần
Tinh thần là một yếu tố không thể tách rời của sức khỏe toàn diện. Đây là nền tảng kiến tạo đời sống hạnh phúc của mỗi người.
Theo như định nghĩa, khả năng xử lý tình huống phản ánh tình trạng sức khỏe tâm lý chúng ta. Vậy khi chúng ta nâng cao chất lượng tinh thần, chúng ta đồng thời bồi dưỡng tính nhạy bén, linh hoạt của tâm trí. Nhờ đó chúng ta có thể vượt qua những khó khăn, thử thách trong cuộc sống.
Ngược lại, nếu bạn gặp các vấn đề tâm lý như căng thẳng kéo dài, rối loạn lo âu hay trầm cảm, điều này gây ảnh hưởng tiêu cực đến cơ thể, tăng nguy cơ mắc các bệnh thể chất.
Một nghiên cứu năm 2017 đã kết luận mối gắn kết giữa tình trạng thể chất và sức khỏe tinh thần [3]. Vậy nên nếu bạn muốn có một cơ thể khỏe mạnh toàn diện, bạn cần đầu tư chăm sóc cả sức khỏe tinh thần, điều mà mọi người thường bỏ sót.
Thực trạng hiện nay
Theo WHO, hơn 100 triệu người ở khu vực Tây Thái Bình Dương mắc các chứng rối loạn tâm thần khác nhau [4]. Và cũng theo WHO, tự tử là lý do phổ biến thứ tư dẫn đến cái chết của người từ 15-29 tuổi.
Dựa theo báo cáo Báo cáo Sức khỏe Tâm thần của Trẻ em và Thanh thiếu niên ở Anh năm 2022, tỷ lệ thanh thiếu niên 17-19 tuổi mắc các rối loạn tâm thần tăng 8.3% trong năm 2022 [5].
Tại Mỹ, theo CDC, cứ 5 người lớn thì có 1 người mắc bệnh tâm thần [6].
Theo UNICEF Việt Nam, tỷ lệ trẻ em và vị thành niên gặp vấn đề bệnh lý tâm thần chiếm 8-29%. Trong cùng báo cáo, tỷ lệ tự tử trong thanh thiếu niên ở Việt Nam là 2,3% [7].
Như đã nói ở đầu bài, khoảng 15 triệu người Việt Nam gặp phải tình trạng tinh thần kém. Tuy nhiên, một thống kê vào năm 2020 cho thấy, cả nước chỉ có khoảng 1.000 bác sĩ chuyên khoa tâm thần ở các tuyến trên (Trung ương và thành phố lớn). Hiện nay, cơ sở vật chất và nhân lực chuyên ngành vẫn chưa đủ để phân bố đồng đều cho toàn bộ tuyến y tế địa phương và đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của người dân [8].
Do đó, mỗi người chúng ta cần biết cách tự chăm sóc sức khỏe bản thân cả về mặt thể chất lẫn tinh thần.
5 phương pháp cải thiện sức khỏe tinh thần
Học cách quản lý stress
Stress là trạng thái căng thẳng hoặc lo lắng tinh thần khi gặp phải một tình huống khó khăn như công việc, tài chính, sự thay đổi,... Đây là một phản ứng tự nhiên với nhiều mức độ khác nhau.
Chúng ta có thể học cách kiểm soát stress thông qua các hoạt động như thiền định, viết nhật ký hay thở sâu. Ngoài ra chúng ta nên thiết lập giới hạn cho bản thân cũng như học cách từ chối để bảo vệ năng lượng và tinh thần.
Đặc biệt, chúng ta nên dành ra một khoảng thời gian trong ngày, trong tuần hoặc tháng để thư giãn, xả stress, me time. Hãy làm bất kỳ việc gì mà các bạn thích nhằm mang lại niềm vui, giảm căng thẳng.
Quản lý stress hiệu quả sẽ giúp các bạn có một cuộc sống cân bằng, lành mạnh và hạnh phúc.
Nâng cao chất lượng giấc ngủ
Một giấc ngủ ngon là khi bạn thức dậy với cảm giác sảng khoái, tràn đầy năng lượng. Ngoài việc ngủ đủ giờ, chất lượng giấc ngủ còn dựa vào thời gian chìm vào giấc và độ sâu giấc ngủ để đánh giá.
Giấc ngủ rất quan trọng vì nó giúp cơ thể nghỉ ngơi và hồi phục, đây cũng là nhu cầu thiết yếu của con người, căn bản nhất theo Tháp Maslow.
Để có thể “thẳng giấc” tới sáng, các bạn cần hạn chế nguồn ánh sáng xanh (từ màn hình điện tử như điện thoại, TV, máy tính) 1-2 giờ trước khi đi ngủ.
Trong ngày, các bạn nên tập thể dục nhẹ nhàng. Thay vì uống cà phê vào buổi chiều, các bạn có thể dùng trà hoa cúc, thảo mộc có tác dụng an thần trước khi đi ngủ. Tối ưu hóa không gian phòng ngủ cũng quan trọng không kém. Ngoài ra, các bạn có thể thư giãn bằng cách tắm thư giãn hoặc ngâm chân nước nóng nhé.
Tăng tương tác xã hội
Gắn kết xã hội là mối quan hệ mà bạn có với những người xung quanh, đó có thể là gia đình hay thậm chí là bạn qua mạng. Đây là tầng thứ ba của tháp nhu cầu Maslow. Về bản chất, con người là loài động vật xã hội. Vậy nên mỗi cá thể không thể tách rời khỏi cộng đồng hay xã hội.
Các gắn kết kết xã hội sẽ thúc đẩy sản sinh serotonine và oxytocin – 2 loại hormones liên quan đến tâm trạng [9]. Theo CDC, kết nối xã hội giúp cải thiện khả năng hồi phục sau stress, lo âu và trầm cảm [10].
Ví dụ như một cái bắt tay có thể tăng lượng oxytocin và giảm mức cortisol, nghĩa là giúp con người tin tưởng lẫn nhau và bớt căng thẳng hơn. [11]
Chúng ta có thể tăng cường hoặc mở rộng các gắn kết này bằng cách dành nhiều thời gian hơn cho người thân, bạn bè; tham gia các hội nhóm, câu lạc bộ liên quan đến sở thích, các tổ chức tình nguyện; bày tỏ lòng biết ơn; …
Thường xuyên tập thể dục
Tập thể dục khiến não giải phóng các chất hóa học mang lại cảm giác dễ chịu
Thể dục thể thao khiến cơ thể giải phóng endorphin và serotonin, giúp đem đến cảm giác dễ chịu, cải thiện tâm trạng [12].
Theo một nghiên cứu năm 2012 được đăng trên Springer, tập thể dục có thể giúp người khỏe mạnh phòng ngừa bệnh tật, trong khi đó được xem là liệu pháp điều trị đối với những ai mắc bệnh tâm lý nhẹ đến trung bình [13]. Một nghiên cứu khác chỉ ra rằng hoạt động thể chất có thể cải thiện tình trạng lo lắng, trầm cảm [14].
Để giữ cơ thể khỏe mạnh, người trưởng thành nên tập luyện 150 phút mỗi tuần, với cường độ vừa phải [15]. Các bạn có thể tùy chọn hoạt động theo sở thích cá nhân (đi bộ, chạy bộ, yoga, tập tạ, …)
Bổ sung đủ dưỡng chất cho cơ thể
Theo bác sĩ Eva Selhub (Đại học Harvard, Mỹ), 95% chất dẫn truyền thần kinh Serotonin được sản xuất thông qua tiêu hóa, vậy nên việc ăn uống có tác động đáng kể lên tinh thần của chúng ta. Các loại thực phẩm chứa nhiều vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa như nhiều rau, trái cây, ngũ cốc chưa qua chế biến, cá và hải sản giúp nuôi dưỡng bộ não của chúng ta và bảo vệ não khỏi stress [16].
Thông qua bài viết trên Đông Trùng Hạ Thảo Thiên Ân hy vọng các bạn đã hiểu được tầm quan trọng cũng như 5 phương pháp nâng cao sức khỏe tinh thần. Các bạn có thể áp dụng những cách này vào đời sống hàng ngày, đơn giản nhất là thông qua tập luyện và ăn uống.
Với hàm lượng dưỡng chất cao cùng thời hạn bảo quản lâu, cách chế biến đơn giản, nhanh chóng, đông trùng hạ thảo khô - một sản phẩm của Đông Trùng Hạ Thảo Thiên Ân - có thể giúp các bạn cải thiện sức khỏe tinh thần.