Trang chủ / Thông tin sức khỏe / 7 sai lầm đang âm thầm hủy hoại bạn

7 sai lầm đang âm thầm hủy hoại bạn


Bạn có thể sẽ có một cuộc sống hạnh phúc và bớt căng thẳng hơn, nếu cải thiện dần 7 sai lầm dưới đây:

  1. Thức khuya
  2. Hiện nay, giới trẻ thường xuyên thức khuya và coi đó như một chuyện bình thường, hiển nhiên xảy ra trong cuộc sống. Nhưng trên thực tế, thức khuya mang lại rất nhiều tác hại cho sức khỏe:

    • Gây đau đầu và suy giảm trí nhớ
    • Những người thức khuya có xu hướng suy giảm trí nhớ gấp 5 lần người bình thường. Vì ban đêm là lúc bộ não của bạn được nghỉ ngơi và ghi nhớ lại những việc trong ngày, nhưng khi bạn thức khuya, bộ não của bạn phải tiếp tục làm việc, tăng lượng thông tin cần ghi nhớ và không được nghỉ ngơi dẫn đến bộ não của bạn bị quá tải.

    • Rối loạn giấc ngủ
    • Thức khuya thường xuyên về lâu dài có thể làm rối loạn lịch trình giấc ngủ của bạn, làm cho việc đi ngủ vào ban đêm trở nên khó khăn và làm mất cân bằng chu kỳ giấc ngủ tự nhiên của cơ thể.

      Nguồn: Internet

    Để cải thiện tình trạng thức khuya, các bạn hãy thử qua các cách sau:

    • Không dùng điện thoại trước khi đi ngủ
    • Hạn chế việc sử dụng điện thoại di động hoặc máy tính trước khi đi ngủ, vì ánh sáng xanh từ các thiết bị có thể làm giảm chất lượng giấc ngủ. Hơn nữa, một khi đã coi điện thoại vào ban đêm thì khó có thể dứt ra được. Điều này dẫn đến bạn thức rất khuya, vậy nên cách tốt nhất là bạn hãy ngưng sử dụng điện thoại ít nhất 30 phút trước khi ngủ, để có một giấc ngủ ngon.

    • Hạn chế thời gian ngủ vào ban ngày
    • Tránh ngủ quá lâu vào ban ngày, vì điều này có thể ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ vào ban đêm. Việc ngủ vào ban ngày có thể làm rối loạn giấc ngủ và gây mệt mỏi, đồng thời ảnh hưởng đến hiệu suất làm việc và chất lượng cuộc sống nói chung. Thay vì ngủ vào ban ngày, bạn hãy đi ngủ sớm và ngủ đủ giấc vào ban đêm để tránh những con buồn ngủ xuất hiện vào ban ngày.

    • Dùng sản phẩm hỗ trợ giấc ngủ
    • Đông trùng hạ Thảo Thiên Ân ngâm với nước ấm có tác dụng giảm căng thẳng, mệt mỏi và là liệu pháp an thần cho các “cú đêm”, giúp cơ thể bạn có thể dễ dàng đi vào giấc ngủ hơn.

      Nguồn: Đông Trùng Hạ Thảo Thiên Ân

  3. Bệnh nhưng không thèm đi khám
  4. Việc thờ ơ với bản thân và không chịu đi khám định kỳ vào mỗi năm có thể ví như việc bạn đang gắn quả bom hẹn giờ vào cơ thể.

    Các chuyên gia nghiên cứu chỉ ra rằng, không có một loại bệnh nào nghiêm trọng ngay từ ban đầu, chỉ do phát hiện bệnh quá trễ không thể cứu chữa kịp thời, đặc biệt là ung thư. Việc phát hiện bệnh sớm, không chỉ cho bạn thêm 1 cơ hội để sống khỏe mà còn giúp các bác sĩ có giải pháp chữa trị hiệu quả khi mới chớm bệnh.

    Những điều dưới đây có thể sẽ có ích cho sức khỏe của bạn:

    • Tư vấn trực tuyến hoặc hỏi ý kiến từ cộng đồng
    • Có thể tìm kiếm thông tin từ các diễn đàn hoặc nhóm trên mạng về các triệu chứng tương tự bạn đang gặp phải. Tuy nhiên, hãy cẩn thận và không dựa hoàn toàn vào thông tin trực tuyến, vì nó có thể không chính xác và đôi khi là nguồn gây rối.

    • Hạn chế tự điều trị
    • Nếu có ý định tự điều trị, hãy chỉ sử dụng các biện pháp an toàn và đã được kiểm chứng. Tránh dùng các loại thuốc không có sự hướng dẫn từ bác sĩ hoặc những phương pháp chưa được kiểm chứng.

    • Đi khám cùng người thân hoặc bạn bè
    • Nếu bạn sợ phải đi khám một mình, thì có thể nhờ người thân hoặc bạn bè hỗ trợ bạn đi khám, điều này giúp ích rất nhiều cho tâm lý của bạn.

  5. Lười đọc
  6. Bệnh Alzheimer - là căn bệnh không hiếm gặp ở người già, đó là hậu quả của việc lười hoạt động não bộ khi còn trẻ. Tuy căn bệnh này không bỏ qua cho bất kỳ ai khi lớn tuổi nhưng việc đọc sách báo, giải ô chữ và xử trí trò chơi tình huống… sẽ giúp cho bộ não chúng ta hoạt động và khỏe mạnh hơn.

    Dưới đây là vài mẹo “chống lười” đọc dành cho bạn:

    • Bắt đầu từ những cuốn sách ngắn
    • Nếu bạn cảm thấy đọc sách dày đặc quá mệt mỏi, hãy bắt đầu với những cuốn sách ngắn và dễ đọc hơn để khởi đầu.

    • Chọn nội dung sách mà bạn hứng thú
    • Chọn những cuốn sách, bài viết hoặc chủ đề mà bạn thực sự quan tâm. Khi bạn đọc về những điều mình đam mê, sẽ dễ dàng vượt qua cảm giác lười đọc.

    • Giới hạn thời gian sử dụng mạng xã hội và thiết bị điện tử
    • Mạng xã hội và các thiết bị điện tử có thể làm bạn phụ thuộc và mất hứng thú với việc đọc sách. Hạn chế thời gian sử dụng chúng để có nhiều thời gian hơn dành cho việc đọc.

    Nguồn: Internet

  7. Thèm nhậu
  8. Việc ăn nhậu quá đà có thể gây ra nhiều hậu quả xấu đối với sức khỏe, sinh ra các bệnh liên quan đến gan, rối loạn tâm thần và hành vi, thoái hóa hệ thần kinh, nhiễm độc, bệnh dạ dày và bệnh tim. Đó là những bệnh có tỉ lệ tử vong cao. Tác hại của rượu không chỉ về mặt sức khỏe mà còn ảnh hưởng tới hạnh phúc gia đình và xã hội, việc ăn nhậu là nguyên nhân chính gây ra tai nạn giao thông.

    Tuy nhiên, để hạn chế dần các cơn thèm rượu, bạn có thể giảm dần tần suất uống và có thể thử dùng kèm rượu đông trùng hạ thảo. Vì đông trùng hạ thảo ngâm rượu không gây ra cảm giác đau đầu, chóng mặt. Không những thế, dùng rượu đông trùng với liều lươngj phù hợp còn giúp bổ thận tráng dương và mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe cho các đấng mày

    Rượu đông trùng hạ thảo Thiên Ân được làm từ rượu nếp lên men ngâm cùng đông trùng hạ thảo với quy trình và công thức độc quyền của Thiên Ân, mang lại hương vị đặc trưng riêng.

    Nguồn: Đông Trùng Hạ Thảo Thiên Ân

  9. Hay cáu gắt
  10. Khi bạn stress, các tuyến nội tiết trong cơ thể bạn, đặc biệt là tuyến thượng thận, sẽ chịu áp lực hoạt động thái quá, cuối cùng dẫn đến kiệt sức. Và việc căng thẳng quá mức sẽ làm cho các hệ thống cơ quan trong cơ thể bị rối loạn: tiêu hóa không ổn định, huyết áp tăng, ăn không ngon, ngủ không yên.

    Cáu gắt là một cảm xúc tự nhiên của con người trong cuộc sống. Nhưng nếu cáu gắt trở nên thường xuyên và làm ảnh hưởng đến tinh thần và mối quan hệ xã hội của bạn, cần thực hiện một số mẹo dưới đây để quản lý cảm xúc của chính mình:

    • Học cách thư giãn
    • Tìm hiểu và áp dụng các kỹ thuật thư giãn như yoga, thiền, học các bài tập thở và tập luyện để giảm căng thẳng và cảm giác căng thẳng trong tâm trí.

    • Tìm hiểu kỹ năng quản lý cảm xúc
    • Học cách quản lý cảm xúc một cách tích cực, như ghi chép, viết nhật ký, nói chuyện với người thân, hoặc tìm kiếm sự hỗ trợ từ các chuyên gia tâm lý.

    • Học cách tránh xung đột
    • Tránh những tình huống có thể dẫn đến xung đột và cảm giác cáu gắt. Hãy học cách diễn đạt ý kiến và cảm xúc một cách lịch sự và tôn trọng người khác.

    Để làm dịu tinh thần, hãy tìm một nơi để ngồi xuống nghỉ ngơi và uống nước để giải tỏa tâm trạng. Có thể uống nước đông trùng hạ thảo Thiên Ân với khả năng giải khát mát lạnh, còn có những hoạt chất giúp giảm căng thẳng và mệt mỏi.

    Nguồn: Đông Trùng Hạ Thảo Thiên Ân

  11. Hút thuốc lá
  12. Thuốc lá là nguyên nhân của hàng loạt vấn đề sức khỏe, nó còn được gọi là “que ung thư” hay “khẩu súng khói”. Nhiều người bắt đầu hút thuốc lá từ khi còn trẻ do áp lực cuộc sống hoặc do các yếu tố xã hội.

    Điếu thuốc lá có thể làm tăng huyết áp và giảm tuổi thọ của bạn. Điều gì sẽ xảy ra nếu mỗi ngày bạn đều đốt 1 gói thuốc lá?

    Bạn cũng có thể học cách từ bỏ dần, với những giải pháp sau đây:

    • Sử dụng các sản phẩm hỗ trợ
    • Có nhiều sản phẩm thay thế như bánh gum, kẹo cao su nicotine, nhỏ giọt nicotine và các loại thuốc gây ức chế khói thuốc có thể hỗ trợ giảm thiểu hút thuốc.

    • Hỗ trợ từ người thân và bạn bè
    • Hãy nói chuyện và xin hỗ trợ từ gia đình, bạn bè hoặc người thân yêu. Họ có thể cung cấp sự động viên, khích lệ và giúp bạn vượt qua những khó khăn trong quá trình từ bỏ thuốc lá.

    • Giữ vững tinh thần
    • Hãy giữ tinh thần lạc quan và tích cực trong quá trình từ bỏ thuốc lá. Đừng nản lòng nếu gặp khó khăn, hãy tập trung vào mục tiêu cuối cùng và lợi ích cho sức khỏe của bạn.

    Nguồn: Internet

  13. Nghiện điện thoại
  14. Nhiều người dùng điện thoại trở nên “nghiện” vào các ứng dụng mạng xã hội, lướt xem những video ngắn, nhắn tin liên tục. Việc sử dụng điện thoại thường xuyên và không kiểm soát có thể ảnh hưởng đến sức khỏe, công việc và học tập bị trì trệ.

    Điều này gây nên ảnh hưởng sức khỏe tâm lý, nghiện điện thoại có thể gây ra căng thẳng, lo lắng, cảm giác cô đơn trống váng khi thiếu điện thoại. Gây ra các chứng mất ngủ vào bạn đêm, làm giảm chất lượng giấc ngủ.

    Bạn có thể xem qua, nó có thể giúp ích cho bạn trong việc “cai nghiện” điện thoại:

    • Thay thế thời gian điện thoại bằng hoạt động khác
    • Tìm các hoạt động thay thế để giải trí và giảm nghiện điện thoại, chẳng hạn như đọc sách, tập luyện, nấu ăn, hoặc tham gia các hoạt động xã hội.

    • Thay đổi thói quen dần dần
    • Giảm thời gian sử dụng điện thoại mỗi ngày một ít, kiên nhẫn với chính bản thân bạn. Điều này sẽ giúp ích rất nhiều trong việc cai nghiện điện thoại.

    • Đặt mục tiêu và lập kế hoạch
    • Xác định mục tiêu giảm sử dụng điện thoại và lập kế hoạch cụ thể để đạt được mục tiêu đó.

    Nguồn: Internet


----------------------------------------------------------------
Hotline: 090 155 6155 (Ms. Hương)
Địa chỉ: Khu phố 02, thị trấn Vĩnh Bình, huyện Gò Công Tây, tỉnh Tiền Giang
Văn phòng đại diện: 635/31 Hương Lộ 2, phường Bình Trị Đông, quận Bình Tân, Thành phố Hồ Chí Minh
Website: dongtrunghathaothienan.com
#dongtrunghathao #thienan
#chamsocsuckhoenguoithan