Trang chủ / Thông tin sức khỏe / NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ VIÊM AMIDAN TÁI PHÁT

NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ VIÊM AMIDAN TÁI PHÁT


1. Viêm amidan tái phát là gì? 

Viêm amidan được phân loại thành ba loại, phụ thuộc vào tần suất và thời gian kéo dài:

  1. Viêm amidan cấp tính: Bao gồm các trường hợp có triệu chứng kéo dài từ ba ngày đến khoảng hai tuần.

  2. Viêm amidan tái phát: Xảy ra khi một người mắc viêm amidan nhiều lần trong một năm.

  3. Viêm amidan mãn tính: Được đặc trưng bởi các triệu chứng kéo dài hơn hai tuần.

Tình trạng nhiễm trùng có thể đáp ứng với kháng sinh ban đầu nhưng bệnh vẫn quay trở lại. Một số nghiên cứu cho rằng yếu tố di truyền có thể gây ra viêm amidan tái phát. Đồng thời, các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng viêm amidan tái phát phổ biến hơn ở trẻ em, trong khi viêm amidan mãn tính phổ biến hơn ở người lớn.

2. Nguyên nhân gây viêm amidan tái phát 

Viêm amidan do bạch hầu là bệnh lý truyền nhiễm; còn viêm amidan do vi khuẩn khác thì không được coi là truyền nhiễm.

Thường thì, viêm amidan do virus như cytomegalovirus, herpes simplex và Epstein-Barr. Ở trẻ em, viêm amidan tái phát thường gặp nhất là do nhiễm Streptococcus pyogenes nhóm A, còn được biết đến với tên gọi viêm họng liên cầu khuẩn, trong khi các vi khuẩn khác thì có xu hướng gây viêm amidan tái phát ở người trưởng thành.

Do đó, để ngăn chặn việc viêm amidan tái phát, nên rửa tay thường xuyên, hạn chế tiếp xúc gần, tránh chia sẻ dụng cụ ăn uống và các vật dụng cá nhân khác để giảm thiểu rủi ro lây nhiễm từ người nhiễm bệnh.

Nguyên nhân gây viêm amidan tái phát

3. Các triệu chứng của viêm amidan tái phát

Các triệu chứng của viêm amidan tái phát cũng tương tự nhau trong các lần cấp, bao gồm:

  • Viêm và sưng amidan

  • Đau họng hoặc đau cổ

  • Bề mặt amidan đỏ hay có giả mạc vàng, trắng

  • Phồng rộp hoặc lở loét trên cổ họng

  • Các tuyến bạch huyết ở cổ sưng to

  • Khàn giọng hoặc mất giọng

  • Đau đầu

  • Ăn không ngon, ăn kém

  • Đau lan lên tai

  • Khó nuốt

  • Sốt

  • Ớn lạnh

  • Hôi miệng

4. Cách điều trị và chăm sóc viêm amidan tái phát

Để điều trị bệnh amidan tái phát, người bệnh cần:

  • Nghỉ ngơi tại giường hay hoạt động nhẹ nhàng

  • Uống nước ấm để giảm đau họng

  • Ăn các loại thực phẩm mềm mịn, như ăn súp, bột, cháo xay

  • Súc miệng bằng nước muối ấm.

Để ngăn chặn viêm amidan tái phát, thói quen vệ sinh hằng ngày đúng đắn đã được chứng minh là rất hiệu quả. Việc rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước, đặc biệt là sau khi tiếp xúc với những người bệnh và đồ đạc của họ, là rất quan trọng. Không những vậy, việc hạn chế việc chia sẻ đồ dùng cá nhân như bàn chải đánh răng và đồ ăn uống với bất kỳ ai. Bên cạnh đó, hành động che miệng khi hoặc hắt hơi, ưu tiên sử dụng khăn giấy để ngăn vi khuẩn dính vào tay. Đồng thời, bạn nên sử dụng khăn giấy và nước rửa tay để lau sạch tay hoặc các vật dụng dùng chung ở những nơi công cộng. Tránh hút thuốc lá và tiếp xúc với khói, đặc biệt là khi ở gần trẻ em.

Viêm amidan tái phát nhiều lần tuy không gây nguy hiểm trong những giai đoạn đầu nhưng bệnh có thể tiến triển nhanh chóng nếu sớm không có biện pháp điều trị dứt điểm. Tốt hơn hết, người bệnh nên có những biện pháp kiểm soát bệnh phù hợp nhằm phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm khởi phát.

Nguồn: Vinmec

--------------------------------------------------------------------------------------------

Hotline: 090 155 6155 (Ms. Hương) 

Địa chỉ: Khu phố 2, thị trấn Vĩnh Bình, huyện Gò Công Tây, tỉnh Tiền Giang 

Văn phòng đại diện : 635/31 Hương Lộ 2, phường Bình Trình Đông, quận Bình Tân, Thành phố Hồ Chí Minh 

Website: dongtrunghathaothienan.com 

#dongtrunghathao #thienan #chamsocsuckhoenguoithan


NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ VIÊM AMIDAN TÁI PHÁT