BẠN CÓ BỊ SUY NHƯỢC CƠ THỂ KHÔNG? NHỮNG ĐIỀU QUAN TRỌNG CẦN BIẾT
I. BỊ SUY NHƯỢC CƠ THỂ LÀ GÌ?
Bị suy nhược cơ thể là tình trạng mệt mỏi kéo dài, thường xuyên uể oải, yếu người,…
Bất kỳ ai cũng có thể bị suy nhược cơ thể. Nhất là người từ 20 đến 40 tuổi.
Bạn càng lao động quá sức, đối mặt với nhiều căng thẳng trong cuộc sống, bạn càng có nguy cơ cao mắc phải vấn đề này.
II. SUY NHƯỢC CƠ THỂ CÓ NGUY HIỂM KHÔNG?
Sức khỏe sẽ giảm sút dần dần theo thời gian. Do đó, nếu bạn bị suy nhược ở giai đoạn đầu thì không mấy nguy hiểm.
Tuy nhiên, nếu bạn để tình trạng này kéo dài, dẫn đến những chuyển biến nặng, cơ thể bị suy nhược sẽ bị tổn thương nghiêm trọng. Vì vậy, bị suy nhược cơ thể có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm nếu không chữa trị kịp thời.
III. BỊ SUY NHƯỢC CƠ THỂ CÓ ẢNH HƯỞNG NHƯ THẾ NÀO ĐỐI VỚI SỨC KHỎE?
Bởi vì cơ thể bị suy nhược không còn đủ năng lực để hoạt động bình thường, tình trạng này gây áp lực đến sức khỏe thể chất, tinh thần và cả hệ thần kinh của bạn.
1. Ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất
Thể lực của bạn chịu ảnh hưởng trực tiếp từ suy nhược cơ thể. Bạn cảm thấy không còn sức để làm bất kỳ việc gì. Nếu vận động mạnh, bạn có thể ngất xỉu.
2. Ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần
Cơ thể phải chịu đựng các áp lực, thiếu năng lượng kéo dài nên tác động tiêu cực đến tinh thần bạn. Người bị suy nhược cơ thể thường trải qua thay đổi cảm xúc thất thường (buồn vui vô cớ, dễ cáu giận). Ngoài ra, bạn sẽ dễ bị kích động hơn. Tâm trí lúc này sẽ trở nên nặng nề đối với một số người.
3. Ảnh hưởng đến hệ thần kinh
Để giữ cho hệ thần kinh hoạt động trơn tru, bạn cần cơ thể khỏe mạnh. Nếu không, hệ thần kinh dễ bị quá tải, không thể hồi phục.
Khi cơ thể bị suy nhược, bạn sẽ thấy mình hay nhớ trước quên sau. Đó là do các mối liên kết thần kinh đã bị tổn thương. Bên cạnh đó, mức độ tập trung của bạn cũng kém đi hẳn.
IV. CÁC BIẾN CHỨNG THƯỜNG GẶP KHI MẮC BỆNH SUY NHƯỢC CƠ THỂ
Bạn thấy đó, khi cơ thể bị suy nhược, bạn sẽ gặp phải nhiều ảnh hưởng khác nhau. Đặc biệt, người bị suy nhược cơ thể dạng nặng có thể gặp nguy hiểm. Các triệu chứng có thể chuyển biến nặng thành các bệnh lý nghiêm trọng.
Sau đây là một số biến chứng thường gặp khi cơ thể bị suy nhược nặng.
1. Cơ thể bị suy nhược dễ mắc bệnh tim mạch
Bị suy nhược cơ thể khiến tim phải hoạt động nhiều hơn để bơm đủ máu cho tế bào. Điều này sẽ đẩy nhịp tim lên cao, làm tăng huyết áp. Đây là 2 yếu tố hình thành bệnh tim mạch.
Ngoài ra, sức khỏe suy giảm khiến cơ thể chuyển hóa chất béo kém đi, dẫn đến tình trạng mỡ trong máu và xơ vữa động mạch.
Những điều trên làm bạn tăng nguy cơ đột quỵ.
2. Bị suy nhược cơ thể gây yếu sinh lý
Hệ thống tim mạch và tinh thần đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe sinh lý.
Khi tâm trí bạn sa sút, ham muốn cũng giảm theo. Vấn đề thường gặp nhất ở quý ông là xuất tinh sớm hoặc rối loạn cương dương. Còn ở phái nữ, bị suy nhược cơ thể gây ra các rối loạn kinh nguyệt (chu kỳ không đều, tắc kinh).
3. Bệnh tâm thần từ bị suy nhược cơ thể
Nếu không điều trị kịp thời, cơ thể bị suy nhược sẽ tiến triển thành suy nhược thần kinh, gây ra các bệnh tâm thần như trầm cảm, mất ngủ, lo âu, …
V. 7+ NGUYÊN NHÂN BỊ SUY NHƯỢC CƠ THỂ
Vậy là bạn đã hiểu được các hậu quả khi cơ thể bị suy nhược. À, mà bạn có biết tại sao lại bị suy nhược cơ thể chưa bạn nhỉ?
Ngoài những căng thẳng kéo dài, làm việc quá sức, còn một số lý do gây ra tình trạnh này:
1. Tiểu đường tuýp 2 khiến cơ thể bị suy nhược
Do khả năng chuyển hóa đường kém, cơ thể không tạo ra đủ năng lượng, nên người bệnh tiểu đường dễ bị suy nhược.
Ngoài ra, các biến chứng của bệnh tiểu đường như tim mạch, huyết áp cũng khiến sức khỏe giảm sút.
2. Bị suy nhược cơ thể do thiếu máu
Máu là đơn vị vận chuyển oxy và dưỡng chất đến tế bào. Nhờ đó mà cơ thể bạn hoạt động bình thường, tự phục hồi và đào thải độc tố. Nên thiếu huyết khiến bạn cảm thấy uể oải, mất sức. Lâu dần sẽ gây suy nhược cơ thể.
3. Trầm cảm, lo âu nên bị suy nhược cơ thể
Trầm cảm và lo âu có thể khiến cơ thể bị suy nhược vì có tác động đến tâm sinh lý của bạn.
Tăng lượng hormone cortisol gây mệt mỏi
Ít vận động hơn làm cơ bắp kém linh hoạt
Chế độ ăn thay đổi khiến cho thiếu hụt các chất hoặc béo phì, …
4. Đau cơ xơ hóa là nguyên nhân bị suy nhược cơ thể
Đau cơ xơ hóa mãn tính thường gặp ở người trung niên (30-50 tuổi). Những cơn đau này thường khá dữ dội. Nên bạn sẽ hạn chế vận động để bớt đau. Bệnh lý này còn khiến bạn mất ngủ. 2 lý do nổi bật đó sẽ làm tăng nguy cơ suy nhược.
Ngoài ra, một số nguyên nhân khác như viêm khớp dạng thấp, thiếu chất, thuốc có tác dụng phụ, … khiến cơ thể bị suy nhược.
Đặc biệt, thiếu dinh dưỡng và làm việc quá sức là 2 yếu tố làm bạn dễ bị suy nhược cơ thể hơn.
VI. CÓ NHỮNG BIỂU HIỆN SUY NHƯỢC CƠ THỂ NÀO?
Như vậy là bạn đã biết được bị suy nhược cơ thể đến từ các nguyên nhân gì và tác hại ra sao. Thế nhưng làm thế nào để nhận biết các dấu hiệu để bạn phòng tránh từ sớm?
Nếu như bạn gặp phải các triệu chứng sau đây trong thời gian dài, rất có thể bạn đã bị suy nhược cơ thể:
Mệt mỏi triền miên
Mất năng lượng
Khó tập trung
Mất tinh thần làm việc, học tập
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo một số biểu hiện khác như:
Sụt cân
Ăn không ngon
Mất ngủ hoặc chỉ chập chờn, dễ gặp ác mộng
Trí nhớ kém, …
VII. NGƯỜI BỊ SUY NHƯỢC CƠ THỂ ĐIỀU TRỊ RA SAO?
1. Vận động cơ thể
Có thể thấy từ nguyên nhân, ít vận động làm tăng nguy cơ suy nhược. Vì vậy, để điều trị tình trạng này, bạn hãy chăm tập luyện các bài tập nhẹ nhàng nhé. Ví dụ, bạn có thể học yoga, đi bộ, chạy xe đạp, … Hãy bắt đầu ở cường độ nhẹ, vừa đủ để cơ thể bị suy nhược làm quen trước. Sau đó, bạn có thể tăng dần độ nặng của bài tập.
2. Điều trị bệnh lý
Nếu như các bệnh lý khác làm bạn bị suy nhược cơ thể, như đau cơ xơ hóa hoặc viêm khớp, thì bạn cần chữa trị tận gốc. Hãy thăm khám bác sĩ để được hướng dẫn điều trị dứt điểm các bệnh lý nền.
3. Bổ sung dinh dưỡng
Thay đổi chế độ ăn uống sẽ bổ sung các dưỡng chất và năng lượng để cơ thể bị suy nhược phục hồi. Hơn nữa, ăn uống còn có tác dụng giúp tâm trạng bạn tốt hơn, khắc phục một trong những nguyên nhân làm bạn bị suy nhược cơ thể.
Ví dụ, trong nấm đông trùng hạ thảo có tới 17 loại axit amin cùng nhiều protein và vitamin khác nhau, bổ sung năng lượng và dưỡng chất hiệu quả.
Sản phẩm tham khảo: Đông trùng hạ thảo Thiên Ân sấy thăng hoa
VIII. PHƯƠNG PHÁP CHẨN ĐOÁN NGƯỜI BỊ SUY NHƯỢC CƠ THỂ
1. Chẩn đoán suy nhược cơ thể như thế nào?
Theo CDC Mỹ, nếu bạn cảm thấy mệt mỏi hơn 6 tháng, kèm theo ít nhất 4 dấu hiệu nhận biết ở trên, cùng với kết quả khám cho thấy không có bất kỳ bệnh lý hay vấn đề sức khỏe tiềm ẩn nào, thì kết luận là bạn bị suy nhược cơ thể.
2. Phân biệt suy nhược cơ thể (asthenia) và mệt mỏi (fatigue)
Theo từ điển Oxford, “mệt mỏi” là cảm giác kiệt sức, thường là do làm việc chăm chỉ hoặc tập thể dục. Trong khi đó, suy nhược cơ thể là tình trạng mệt mỏi kéo dài, có trước hoặc không cần hoạt động.
IX. LÀM GÌ ĐỂ PHÒNG NGỪA SUY NHƯỢC CƠ THỂ?
Phòng bệnh hơn chữa bệnh! Thiên Ân giới thiệu bạn một số biện pháp hiệu quả để tránh bị suy nhược cơ thể. Từ đó, bạn sẽ duy trì cuộc sống khỏe mạnh và đầy năng lượng.
Không dùng chất kích thích vì chúng gây tiêu hao năng lượng và làm căng thẳng thần kinh.
Ngủ sớm và đủ giấc: Giấc ngủ giúp cơ thể cơ thể tái tạo và phục hồi năng lượng. Ngủ còn giúp giải tỏa căng thẳng và cải thiện trí nhớ.
Tránh các yếu tố gây áp lực để giữ tâm trí mạnh khỏe.
Sắp xếp thời gian hợp lý cho công việc: Quản lý công việc tốt sẽ giúp tiết kiệm năng lượng mà vẫn đảm bảo hiệu suất cao, tránh lao lực. Bạn còn tận dụng được nhiều thời gian hơn cho nghỉ ngơi, giải trí.
Đặt ra khoảng thời gian nghỉ ngơi: Nghỉ ngơi vẫn là yếu tố then chốt để phòng tránh bị suy nhược cơ thể. Nghỉ giữa giờ hoặc buổi tối để hạn chế kiệt sức.
Đảm bảo đủ chất: Không chỉ trong điều trị, ăn uống đủ dinh dưỡng còn giúp bạn ngăn ngừa cơ thể bị suy nhược. Uống đủ nước và ăn đủ chất đạm, vitamin giúp bạn có đủ năng lượng để học tập, làm việc.
X. MỘT SỐ THẮC MẮC KHÁC
Thiên Ân giải đáp thêm một vài thắc mắc thường gặp khi bị suy nhược cơ thể.
Suy nhược cơ thể có cần đi khám không?
Rất cần đi khám chuyên khoa, bác sĩ sẽ có chẩn đoán chính xác mức độ bệnh và đưa ra hướng điều trị phù hợp cho bạn.
Suy nhược cơ thể nên làm gì?
Như Thiên Ân đã nói qua ở trên, người bị suy nhược cơ thể nên dành thời gian nghỉ ngơi, vận động nhẹ nhàng và ăn uống đầy đủ dưỡng chất.
Để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng, bạn có thể tham khảo Bột dinh dưỡng Đông trùng hạ thảo Thiên Ân.
Suy nhược cơ thể bao lâu thì khỏi?
Tùy thuộc vào tình trạng bệnh và cơ địa từng người, phương pháp điều trị mà thời gian mắc bệnh khác nhau. Thông thường, bạn sẽ cần khoảng 6 tháng hoặc hơn để hồi phục hoàn toàn.
Tại sao bị suy nhược cơ thể?
Suy nhược cơ thể đến từ nhiều nguyên do khác nhau: Căng thẳng, áp lực kéo dài; thiếu máu hoặc dinh dưỡng; bệnh lý nền như tiểu đường, đau cơ xơ hóa; trầm cảm; …
Suy nhược cơ thể có mấy cấp độ?
Suy nhược cơ thể thường được mô tả từ nhẹ đến nặng, thay vì các cấp độ xác định.
Nhẹ: Bạn có thể thấy mệt mỏi và mất sức, nhưng các triệu chứng này không ảnh hưởng nhiều đến khả năng hoạt động hàng ngày.
Trung bình: Mệt mỏi có thể tăng lên, bắt đầu ảnh hưởng đến khả năng làm việc và chất lượng cuộc sống. Có thể xuất hiện thêm một số triệu chứng khác.
Nặng: Bạn thấy uể oải cực kỳ, ảnh hưởng lớn đến khả năng thực hiện các hoạt động hàng ngày. Có thể bạn cần hỗ trợ nhiều hơn trong cuộc sống hàng ngày.
Cực kỳ Nặng: Bạn sẽ thấy vô cùng kiệt sức, mất dần khả năng tự chăm sóc và thực hiện các hoạt động cơ bản. Người bệnh có thể cần hỗ trợ toàn diện và chăm sóc chuyên sâu.
Sản phầm tham khảo: Bột đông trùng hạ thảo Thiên Ân
Cách nhận biết suy nhược cơ thể?
Như đã nói, bạn hãy để ý xem mình có mệt mỏi kéo dài không? Cân nặng giảm bất thường hoặc mất ngủ cũng là biểu hiện bị suy nhược cơ thể.
Ngoài ra, khả năng tập trung giảm sút và bạn dễ bị kích động hơn.
Suy nhược cơ thể để lâu có sao không?
Tình trạng bị suy nhược cơ thể kéo dài sẽ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm. Vì vậy, bạn cần điều chỉnh chế độ dinh dưỡng và thăm khám bác sĩ ngay khi nhận thấy các dấu hiệu bệnh.
Qua bài viết này, bạn đã hiểu được bị suy nhược cơ thể có thể diễn tiến nặng nếu kéo dài, dẫn đến các biến chứng như mắc bệnh tim hoặc tâm thần. Nguyên nhân là do các bệnh tiểu đường, đau cơ hoặc thiếu máu, trầm cảm gây ra. Bạn cần phòng ngừa hoặc điều trị sớm nhất để tránh các hậu quả nặng nề. Trong đó, thay đổi chế độ dinh dưỡng là một biện pháp chữa suy nhược tại nhà.
Chọn canh rau hay cháo Đông trùng hạ thảo Thiên Ân, bạn có ngay bữa ăn đầy đủ dinh dưỡng, bồi bổ cơ thể chỉ trong 5 phút. (Sản phẩm Canh Rau Dược Liệu Đông Trùng Hạ Thảo Loại Đặc Biệt)
Hotline: 090 155 6155 (Ms. Hương)
Địa chỉ: Khu phố 2, thị trấn Vĩnh Bình, huyện Gò Công Tây, tỉnh Tiền Giang
Văn phòng đại diện : 635/31 Hương Lộ 2, phường Bình Trình Đông, quận Bình Tân, Thành phố Hồ Chí Minh
Website: dongtrunghathaothienan.com
#dongtrunghathao #thienan #chamsocsuckhoenguoithan